Các dạng biểu đồ và đường xu hướng trendline

0

Các dạng biểu đồ ngày nay.

Hiện nay, trên thị trường có 2 biểu đồ phổ biến là nến nhật và biểu đồ hình thanh.

Cả hai loại biểu đồ này đều có cấu tạo tương tự nhau: gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất. Tuy nhiên, cách thể hiện khác nhau, với những dụng ý và cách thức phân tích cũng có một phần khác nhau.

Biểu đồ dạng thanh: được dùng để tổng hợp các biến động giá trong một khung thời gian xác định, gồm có giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa.

Giá mở cửa (open) được biểu thị bởi một dấu gạch ngang bên phía trái của thanh thẳng đứng. Giá đóng cửa là dấu gạch ngang bên phía phải của thanh thẳng đứng. Giá cao nhất (high) là đỉnh của thanh và giá thấp nhất là đáy của cột (thanh).

Vị trí của giá mở cửa và đóng cửa sẽ thay đổi dựa trên mối quan hệ của hai giá này với những thanh giá còn lại trong biểu đồ.

Video về các mô hình biểu đồ và đường xu hướng trendline:

Áp lực mua và bán.

Sự chênh lệch giữa giá cao nhất và giá đóng cửa có thể xem là áp lực bán bởi vì khi giá chạm mức cao nhất, những người đã mua không thể duy trì một áp lực mua đủ để luôn giữ mức giá cao đó đến lúc đóng cửa. Vì vậy, những người bán sẽ có thể nhảy vào thị trường và đẩy giá đi xuống từ mức cao nhất đến mức giá đóng cửa. Mức độ của sự chênh lệch này cũng rất quan trọng. Liệu giá đã bị đẩy xuống khỏi mức cao nhất một vài cents hay một vài đô?

Tương tự, sự chênh lệch giữa giá thấp nhất và giá đóng cửa có thể xem là áp lực mua vì khi giá chạm mức thấp nhất, những người bán không thể duy trì một áp lực bán đủ để luôn giữ mức giá thấp đó đến lúc đóng cửa. Như vậy, những người mua lại có thể tiến vào và đẩy giá lên cao hơn cho đến lúc giá đóng. Và một lần nữa, mức độ chênh lệch giữa giá thấp nhất và giá đóng cửa cho tín hiệu về độ mạnh của áp lực mua ở mức giá thấp nhất, cũng giống như câu hỏi “Mức chênh lệch này là vài cents hay vài đô?”.

Biên độ giá (range).

Biên độ giá bằng giá cao nhất của thanh giá trừ đi giá thấp nhất thanh giá, hay còn gọi là khoảng giá. Biên độ giá có thể chỉ ra mức độ quan trọng của thanh giá. Mức độ của biên độ giá là một dấu hiệu của sự biến động. Thanh giá càng cao, tức biên độ giá càng lớn cho thấy thị trường đang biến động càng mạnh.

Nếu thanh giá màu xanh càng cao hơn mức bình thường, thị trường đang biến động theo xu hướng tăng càng mạnh.

Nếu thanh giá màu đỏ càng cao, (tức là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa), thị trường biến động giảm càng mạnh.

Ví dụ, nếu biên độ giá trung bình ngày của một thị trường là 1 đô, thì một thanh giá với khoảng giá 25 cents sẽ được xem là không quan trọng. Tuy nhiên, nếu một thanh giá là 5 đô thì nó là thanh giá cực kì quan trọng và ta nên chú ý đến nó nhiều hơn.

Biên độ biến động có thể miêu tả tính chất riêng của một thị trường (mỗi loại cổ phiếu): Liệu các thanh giá có nhỏ (biên độ nhỏ) và các xu hướng lên xuống có trật tự hay không, hoặc các thanh giá có biên độ lớn và biến động giá thì bất ổn định? Liệu biên độ biến động giá của loại cổ phiếu đó có đủ lớn để có thể kiếm được lợi nhuận từ biến động giá kể cả sau khi đã bị trượt giá và trừ đi tiền hoa hồng? Liệu các biên độ biến động có đủ lớn và khó dự đoán đến nỗi chạm mức chặn lỗ của người giao dịch trước khi di chuyển theo đúng hướng đã được kỳ vọng?

Đường xu hướng trendline là gì?

Trendline hay đường xu hướng là 1 đường thẳng nối giữa các đỉnh lại với nhau hoặc các đáy với nhau bằng một đường thẳng, nhằm xác định xu hướng chính của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Đường trendline rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật, vì nó giúp chúng ta xác định được xu hướng thị trường, xu hướng này còn tiếp tục hay sẽ kết thúc. Khi giá phá vỡ đường xu hướng, nó cho ta thấy xu hướng hiện tại đã kết thúc, một xu hướng mới sẽ hình thành.

Xu hướng thị trường hay đường trendline gồm có 3 loại:

Xu hướng tăng (khi tạo ra các đáy cao hơn). Gọi là Uptrend.

Xu hướng giảm ( khi tạo ra các đỉnh thấp hơn). Gọi là Downtrend.

Xu hướng đi ngang (khi giá chỉ chạy trong 1 khoảng nhất định). Gọi là Sideway.

Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.

Cách vẽ đường trendline:

Cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ 1 đường xu hướng nhưng cần phải có thêm đỉnh thứ 3 thì đường xu hướng đó mới được xác nhận.

Khi vẽ trendline chỉ sử dụng thân nến để vẽ. Người phương tây thường sử dụng biểu đồ thanh giá, nên giá cao nhất hay thấp nhất không ảnh hưởng đến việc vẽ trendline. Khi bạn sử dụng biểu đồ nến Nhật, thì thường sẽ phân tâm vì giá cao nhất và thấp nhất, tức là phần râu nến. Vì trendline là đường xu hướng, nhằm xác định xu hướng của giá nên không quá quan trọng vấn đề này. Tuy nhiên, Để chính xác nhất hãy dùng cả râu, trong trường hợp râu nến quá dài bạn có thể bỏ qua.

Đối với đường xu hướng tăng, chúng ta thường nối các đáy của biểu đồ để tạo nên một xu hướng tăng. Vì trong một xu hướng tăng, giá thường test lại đường xu hướng này. Khi giá phá vỡ đường xu hướng này thì xu hướng tăng kết thúc.

Đối với đường xu hướng giảm, chúng ta thường nối các đỉnh của biểu đồ để tạo nên một xu hướng giảm. Vì trong một xu hướng giảm, giá thường test lại đường xu hướng này. Khi giá phá vỡ đường xu hướng này thì xu hướng giảm kết thúc.

0 0 votes
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x