Bài viết này giới thiệu bạn hai mô hình giá là mô hình hai đáy và mô hình nền giá phẳng.
Trong phân tích kỹ thuật, nhận diện một mô hình giá hay mẫu hình giá giúp bạn sớm mua vào hay thoát ra vị thế hiện tại để tìm kiếm lợi nhuận.
Xem video phân tích kỹ thuật giúp nhận diện hai mô hình giá này:
MÔ HÌNH HAI ĐÁY
Mẫu Hình Phổ Biến Thứ Hai.
• Trông giống như chữ “W” bị nghiêng.
• Thường xuất hiện khi thị trường chung khá biến động (choppy market).
• Mẫu hình này thường tạo nên sóng tăng giá mạnh.
Đặc điểm chính của một mô hình hai đáy.
– Xu hướng tăng trước đó: 30% hoặc nhiều hơn.
– Chiều sâu nền giá: 40% hoặc ít hơn.
– Chiều dài nền giá: Ít nhất 7 tuần.
Tuần giảm giá đầu tiên ở trong nền giá được tính là Tuần số 1.
Đỉnh ở giữa hai đáy .
• Nên nằm ở nửa trên của nền giá.
• Nên thấp hơn so với đỉnh bên trái.
Cú Móc: Đáy thứ hai nên thấp hơn so với đáy thứ nhất.
Điểm mua lý tưởng của mô hình hai đáy.
• Cao hơn 10 cent so với đỉnh ở giữa hai đáy.
• Vùng mua lý tưởng: Từ điểm mua lý tưởng cho đến cao hơn điểm mua lý tưởng 5%.
• Luôn luôn mua gần điểm mua lý tưởng nhất có thể.
Khối lượng tại ngày xảy ra điểm phá vỡ: Ít nhất tăng 40%-50% so với khối lượng giao dịch bình quân.
DIỄN BIẾN TÂM LÝ Ở MÔ HÌNH HAI ĐÁY.
Mặc dù hình dạng khác với mẫu hình chiếc cốc-tay cầm, nhưng khái niệm cốt lõi và cốt truyện của mẫu hình hai đáy hoàn toàn tương tự.
• Phản ánh trung thực bức tranh của thị trường chung: Mẫu hình hai đáy có khuynh hướng hình thành trong khi thị trường chung đang biến động, rung lắc mạnh. Điều này được phản ánh trong hình dạng của mẫu hình hai đáy. Bạn sẽ có một chân giảm giá, sau đó cổ phiếu cố gắng hồi phục nhưng gặp phải kháng cự và rớt trở lại để tạo chần giảm thứ hai. Cổ phiếu lại bật dậy một lần nữa và cuối cùng bứt phá qua được mức kháng cự và tăng lên cao hơn. Điểm phá vỡ thường xảy ra khi thị trường chung cũng bật dậy sau giai đoạn điều chỉnh để bước vào thị trường tăng giá mới.
• Hỗ trợ và kháng cự: Giống như mẫu hình chiếc cốc-tay cầm và các nền giá khác, điểm mua lý tưởng của mẫu hình hai đáy được tính bằng cách cộng thêm 10 cent vào vùng kháng cự gần nhất. Vùng kháng cự gần nhất chính là đỉnh ở giữa hai đáy. Việc giá bứt phá qua vùng kháng cự với khối lượng tăng đột biến cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang quay trở lại cuộc chơi.
• Cú rũ bỏ: Hãy nhớ lại tay cầm trong mẫu hình chiếc cốc-tay cầm loại bỏ các nhà đầu tư yếu như thế nào? Bạn cũng có khái niệm tương tự như vậy ở đây, nhưng lại ở vị trí khác. Theo đó, đáy thứ hai trong mẫu hình hai đáy tạo “cú móc undercut)” so với đáy thứ nhất để tạo nên cú rũ bỏ. (Người dịch: cú móc là giá đáy thứ hai phá thủng đáy thứ nhất sau đó tăng trở lại và đóng cửa cao hơn đáy thứ nhất. Vì phần lớn những người mua ở đáy thứ nhất sẽ đặt lệnh dừng lỗ ngay ở dưới đáy thứ nhất, nên cú móc sẽ khiến các nhà đầu tư yếu này bị loại bỏ ra khỏi cuộc chơi. Sau đó giá tăng trở lại. Những cú móc này thường đi kèm với khối lượng lớn và là dấu hiệu cho thấy sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức).
MÔ HÌNH HAI ĐÁY BỊ LỖI
Không có cú rũ bỏ: Đáy thứ hai không tạo cú móc so với đáy thứ nhất.
Khối lượng lớn nhưng giá lại không tăng nhiều ở phía bên phải của mô hình. Cho thấy áp lực bán tăng mạnh khiến mô hình bị thất bại trong việc tạo điểm phá vỡ.
NỀN GIÁ PHẲNG
Thường đóng vai trò là nền giá thứ hai trong mẫu hình “nền giá chồng trên nền giá”.
Nền giá phẳng thường xuất hiện sau khi cổ phiếu thiết lập mẫu hình chiếc cốc-tay cầm hoặc mẫu hình hai đáy.
Nền giá phẳng là một ví dụ điển hình cho điều này. Chúng thường xuất hiện sau khi cổ phiếu đã có một mức tăng giá mạnh từ điểm phá vỡ của mẫu hình chiếc cốc tay cầm hoặc mẫu hình hai đáy. Đó là lý do tại sao chúng thường được xem là nền giá “thứ hai” trong mẫu hình “nền giá chồng trên nền giá”. (Chúng ta sẽ thảo luận về điều này ở phần sau của chương này trong phần “Vượt Ra Ngoài Các Mẫu Hình”).
• Mở ra cơ hội mua mới hoặc bổ sung thêm cổ phiếu cho vị thế hiện tại.
• Mức độ sụt giảm nhẹ hơn nhiều so với mẫu hình chiếc cốc-tay cầm và mẫu hình hai đáy.
• Khoảng thời gian hình thành nền giá phẳng cũng ngắn hơn (tối thiểu năm tuần).
Đặc điểm chính của mô hình nền giá phẳng.
Xu hướng tăng trước đó: 30% hoặc nhiều hơn.
Chiều sâu nền giá: 15% hoặc ít hơn.
Chiều dài nền giá: Ít nhất 5 tuần.
Tuần giảm giá đầu tiên ở trong nền giá được tính là Tuần số 1.
Điểm mua lý tưởng của nền giá phẳng.
• Cao hơn 10 cent so với đỉnh cao nhất của nền giá.
• Vùng mua lý tưởng: Từ điểm mua lý tưởng cho đến cao hơn điểm mua lý tưởng 5%.
• Luôn luôn mua gần điểm mua lý tưởng nhất có thể!
Khối lượng tại ngày xảy ra điểm phá vỡ: Ít nhất tăng 40%-50% so với khối lượng giao dịch bình quân.
DIỄN BIẾN TÂM LÝ TRONG MÔ HÌNH NỀN GIÁ PHẲNG.
Xuất hiện chuyển động giá đi ngang (sideways) để tiêu hóa đợt tăng giá trước đó. Cổ phiếu sau khi tạo điểm phá vỡ từ mẫu hình chiếc cốc tay cầm hoặc mẫu hình hai đáy, sẽ tăng giá ít nhất 20%. Lúc này, cổ phiếu bắt đầu đi ngang để hình thành nền giá phẳng. Mức giảm giá trong nền giá phẳng là nhẹ nhàng hơn nhiều so với mẫu hình khác, chưa tới 15%.
Khung giá biến động luôn khá chặt trong suốt thời gian hình thành nền giá. Điều này cho thấy các nhà đầu tư tổ chức, những người đã mua hàng trăm ngàn cổ phiếu hoặc nhiều hơn đã thiết lập một vị thế lớn, và đang lặng lẽ mua thêm cổ phiếu trong một vùng giá nhất định. Điều này là vì họ muốn tăng vị thế nắm giữ nhưng không muốn làm tăng mạnh giá vốn bình quân.
Hỗ Trợ và Kháng Cự: Một lần nữa điểm mua được xác định bằng cá cộng 10 cent vào vùng kháng cự gần nhất chính là điểm cao nhất của giá phẳng. Cho đến khi cổ phiếu bứt phá qua “mức trần” này (đi kèm khối lượng lớn), cổ phiếu chưa thể tạo ra sóng tăng giá mạnh mẽ.
Cú rũ bỏ: Nền giá phẳng cũng có cách rũ bỏ riêng mà bạn cần theo dõi. Thay vì là một cú bán tháo nhanh (Người dịch: giống như cây pin bar) ở tay cầm hoặc “cú móc” ở mẫu hình hai đáy, nền giá phẳng loại bỏ các đầu tư yếu bằng những cú mài chậm. Chính hành động giá đi ngang khiến các nhà đầu tư yếu bị loại bỏ vì mất kiên nhẫn và bán cổ phiếu đi.