Bảng phân tích tổng hợp về cổ phiếu PVT của Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí
1.HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
Hoạt động chính của #PVT bao gồm vận chuyển dầu thô, sản phẩm dầu, LPG, vận tải taxi, vận tải đường bộ, dịch vụ tàu FSO/FPSO…, cung cấp vật tư thiết bị hàng hải.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II/2022 của CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) ghi nhận 2.265 tỷ đồng (tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Doanh thu ghi nhận sự tăng trưởng nhờ vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là mảng vận chuyển tăng trưởng mạnh (tăng 27%). Tuy nhiên, doanh thu tài chính của PVT sụt giảm và chi phí tài chính tăng mạnh khiến cho lợi nhuận ròng của PVT đi lùi, đạt 266 tỷ đồng (giảm 16,5%).
Chúng tôi cho rằng, với diễn biến từ xung đột Nga – Ukraine và các lệnh cấm vận lên các sản phẩm dầu của Nga sẽ thúc đẩy nhu cầu vận chuyển nguồn thay thế để bù đắp sản lượng thiếu hụt, dẫn tới giá cước thuê tàu cao hơn trong nửa cuối năm 2022 và 2023. Đây sẽ là yếu tố giúp PVT tăng giá cước trong nửa cuối năm 2022 khi các hợp đồng cho thuê T/C của công ty sẽ được đàm phán gia hạn trong thời gian này với trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển cao hơn, đặc biệt là mảng dầu thô và dầu sản phẩm.
KBSV ước tính doanh thu và lợi nhuận gộp trong nửa cuối năm 2022 của PVT sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt 3.621 tỷ đồng (tăng 35,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và 556 tỷ đồng (tăng trưởng 19,8%).
Chúng tôi đánh giá cao kế hoạch mở rộng đội tàu của PVT. Với vị thế đầu ngành, việc nâng số lượng tàu sẽ giúp cho triển vọng dài hạn của PVT được đảm bảo hơn nhờ vào các tàu mới chạy tuyến định hạn quốc tế với lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn so với các chủ tàu nước ngoài.
Với kế hoạch mở rộng trong 2022-2023, chúng tôi dự kiến tổng công suất đội tàu của PVT sẽ đạt 1.565 nghìn DWT vào cuối năm 2023 so với mức 942 nghìn DWT vào cuối năm 2021.
a. Vận tài dầu thô:
Thị trường vận tải: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Úc.
Đối tượng khách hàng: các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các Công ty dầu hàng đầu trong khu vực và trên thế giới như: BP, Shell, Chevron Texaco, Exxon Mobil, Sietco, LG Caltex
b. Vận tải sản phẩm dầu:
Thị trường vận tải: Châu Âu, Châu Á…
Đối tượng khách hàng: các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các Công ty dầu hàng đầu trong khu vực và trên thế giới như: Crudex S.A, ST Shipping…
c. Vận tải sản phẩm khí LPG:
Thịtrường vận tải: Châu Âu, Châu Á…
Đối tượng khách hàng: Gas Trading, Daelim H&L (Korea), Petronas (Malaysia)
d. Dịch vụ tàu chứa dầu FSO/FPSO (Kho nổi, xử lý, chứa và xuất dầu)
Thị trường: Việt Nam
Đối tượng khách hàng: Công ty Dầu khí Đại Hùng
Tỷ trọng doanh thu vận chuyển của công ty
– Vận chuyển nước ngoài: chiếm 30.76%
– Vận chuyển trong nước: chiểm 27.96%
– Cung cấp VTTB, kinh doanh xăng dầu, TM, khác…: chiểm 32.61%
2. ĐẦU VÀO & NĂNG LƯC CUNG ỨNG:
Các yếu tố đầu vào:
Trong hoạt động vận tải, yếu tố chi phí đầu vào bao gồm chi phí xăng dầu, chi phí bến bãi, chi phí thuyền viên,… có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của PV Trans Corp, đặc biệt là chi phí xăng dầu. Theo ước tính của PV Trans Corp, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 40% chi phí khai thác tàu;
Phần lớn nhiên liệu PV Trans Corp sử dụng trong hoạt động vận tải biển, nhận tại các cảng nước ngoài nên giá mua nhiên liệu không chịu ảnh hưởng bởi chính sách nhập khẩu.
PV Trans Corp luôn theo dõi và cập nhật những biến động về giá cả của các loại nguyên liệu, từ đó lựa chọn nhà cung cấp có chất lượng cao và giá cảphù hợp thông qua hình thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh của ít nhất 03 nhà cung ứng
Năng lục cung ứng:
Tính đến cuối quý 2, PVT sở hữu đội tàu gồm 37 chiếc, tổng trọng tải hơn 1,14 triệu DWT (deadweight tonnage – Trọng tải toàn phần), cụ thể bao gồm:
– Kho nổi FSO/FPSO: 2 tàu, trọng tải 199.165 DWT
– Tàu chở hàng rời: 2 tàu, trọng tải 83.136 DWT
– Tàu chở dầu thô: 4 tàu, trọng tải 417.929 DWT
– Tàu chở khí hóa lỏng: 14 tàu, trọng tải 99.332 DWT
– Tàu chở dầu/hóa chất: 15 tàu, trọng tải 344.609 DWT
PVT có kế hoạch thanh lý tàu chở dầu thô PVT Athena cỡ Aframax trong cuối năm nay cũng như 2 tàu xăng dầu thành phẩm là Sông Hậu Eagle và PVT Dragon trong 2H2022.
PVT sẽ đầu tư mới 2 tàu xăng dầu thành phẩm MR (trọng tải 40-50k tấn) , 1 tàu VLGC (tàu chở khí hoá lỏng lạnh), 1 tàu chở hàng rời và xà lan để phục vụ chở than cho nhiệt điện sông Hậu 1; 2023 gồm 1 tàu VLCC (tàu chở dầu thô lớn có trọng tải có trọng tải khoảng 180k -320k tấn), 1 tàu Aframax (80-120k tấn), 2 tàu xăng dầu thành phẩm gồm 1 tàu LR và 1 tàu MR và 1 tàu hàng rời.
Dự kiến tổng công suất đội tàu của PVT sẽ đạt 1,565 nghìn DWT vào cuối năm 2023
3. TRIỀN VỌNG:
Cước vận tải lỏng đã tăng dựng đứng, ví dụ như cước vận tải dầu tăng gần gấp 3 lần so với trung bình năm 2021, mình dùng từ sẽ vì mức hiện tại chưa phải là mức cao nhất lịch sử, nhưng sắp tới dự đoán sẽ cao nhất lịch sử vì các lý do sau:
1. Giá hàng hóa tăng, cụ thể là giá dầu tăng, nguyên tắc giá trị hàng hóa trên tàu tăng thì cước vận tải + phí bảo hiểm cũng tăng, do vậy giá dầu tăng thì cước tăng cái đó là bình thường
2. Nhu cầu vận chuyển khí hóa lỏng LNG tăng lên rất mạnh, tổng nhu cầu khí thiên nhiên trên thế giới tăng trưởng một năm trung bình chỉ vài %, nhưng do Châu Âu hạn chế khí đốt từ Nga, bù đắp bằng việc nhập LNG hóa lỏng từ các nước khác mà chủ yếu là từ Mỹ, dẫn đến nhu cầu vận chuyển LNG (phải vận chuyển bằng tàu) tăng đột biến
3. Nga là cường quốc hàng đầu về tàu lỏng, Uk cũng là nước có đội tàu lớn, chiến tranh xảy ra kéo dài đặc biệt vùng phía nam Uk (vùng giáp biển) ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường đội tàu hai nước, dẫn đến thiếu hụt tàu
4. Các nước châu Âu dần hạn chế dầu Nga, nhưng do các nước khác không thể bù đắp được nên vẫn gián tiếp lấy dầu từ Nga, bằng cách những nước thân thiện với Nga như Ấn Độ nhập dầu giá rẻ từ Nga, chế biến rồi bán lại cho châu Âu, hệ quả là cung đường dầu từ Nga sang các nước châu Âu sẽ dài hơn bình thường rất nhiều, làm nhu cầu vận chuyển bằng lại tiếp tục tăng
– Giá cước tàu chở dầu có thể sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm nay khi các nhà sản xuất dầu mỏ nhiều khả năng sẽ gia tăng sản lượng trong bối cảnh giá dầu cao như hiện nay, kéo theo nhu cầu vận tải dầu khí cao hơn.
– Bên cạnh đó, sản lượng vận tải xăng dầu thành phẩm dự báo sẽ tăng 13,6% trong 2022 và trở lại mức trước dịch vào năm 2023. Do đó, triển vọng tích cực đối với PVT từ nửa cuối 2022 khi nhiều hợp đồng thuê tàu kỳ hạn có thể được gia hạn với giá cước tốt hơn, đặc biệt là đối với đội tàu chở xăng dầu thành phẩm.
– Đối với thị trường nội địa, nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động hết công suất sẽ đảm bảo sản lượng vận chuyển cho PVT đối với cả mảng vận tải dầu thô và xăng dầu thành phẩm.
Định giá và chỉ số cơ bản
– Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA và triển vọng lạc quan trong dài hạn đối với Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) do nhu cầu vận chuyển dầu thô, LPG và hóa chất tăng.
– Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 4% do giả định lãi suất phi rủi ro cao hơn 50 điểm cơ bản. Trong khi đó, chúng tôi duy trì LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 gần như không đổi.
– Chúng tôi dự phóng lợi nhuận ròng cốt lõi năm 2022 tăng trưởng 23,8% YoY nhờ 1) đóng góp doanh thu và lợi nhuận từ một tàu vận chuyến khí rất lớn (VLGC) và tàu chở hóa chất được mua vào năm 2021 và 2) giá cước thê tàu chở dầu tăng 5%. Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận ròng báo cáo năm 2022 sẽ được hỗ trợ bởi khoản lãi 100 tỷ đồng từ việc thanh lý tàu chở dầu thô Athena.
– Chúng tôi dự báo PVT có thể mua thành công 6 tàu chở dầu (1 tàu chở dầu thô, 4 tàu chở hóa chất và 1 tàu chở than) vào năm 2022, giúp lợi nhuận cốt lõi tăng 9,0% YoY trong năm 2023.
– Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS giai đoạn 2021-2026 đạt 15,1% do nhu cầu vận tải tăng từ các hợp đồng vận chuyển dầu thô, hóa chất và LPG ở nước ngoài và Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (NSR).
– PVT có năng lực tài chính mạnh với 3,6 nghìn tỷ đồng tiền mặt tại thời điểm cuối quý 2/2022.
– PVT đang giao dịch với EV/EBITDA năm 2022 là 4,3 lần – thấp hơn 45% so với mức trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực.
– Yếu tố hỗ trợ: Tiến độ mở rộng đội tàu nhanh hơn dự kiến.
– Rủi ro: Tốc độ phục hồi của giá cước thuê tàu chậm hơn dự kiến; lãi suất cao hơn dự kiến.
Tổng hợp và sưu tầm từ internet.