Mô hình hình chữ nhật là gì?
Mô hình hình chữ nhật (tên tiếng Anh là Rectangle Pattern) là mô hình xuất hiện khi giá bị “kìm hãm” bởi hai đường xu hướng nằm ngang song song với nhau, nhưng cũng có thể dốc lên hoặc xuống nhẹ trong một vài trường hợp. Trong đó, đường xu hướng trên đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường kháng cự, còn đường xu hướng dưới đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường hỗ trợ.
Mô hình chữ nhật chỉ được hoàn thiện khi giá bứt phá qua đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, khi giá đã thoát ra khỏi hình chữ nhật, nó sẽ quay lại retest đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự rồi mới tiếp tục xu hướng trước đó một cách mạnh mẽ. Để kiểm tra sự phá vỡ hỗ trợ hay kháng cự, chúng ta cần lưu ý khối lượng giao dịch tại các điểm phá vỡ để đảm bảo chắc chắn, tránh các phá vỡ giả. Nếu khối lượng tại các điểm phá vỡ lớn hơn trung bình 20 phiên hoặc trung bình 50 phiên, thậm chí gấp đôi thì sự phá vỡ đó là chắc chắn.
Có 2 loại mô hình hình chữ nhật: Mô hình Hình chữ nhật ở đáy và Mô hình Hình chữ nhật ở đỉnh.
Video phân tích mô hình hình chữ nhật
Mô hình Hình chữ nhật ở đáy
Mô hình Hình chữ nhật xuất hiện ở đáy sau một thời gian giảm giá. Đường hỗ trợ được tạo ra bởi ít nhất là hai đáy hình chữ “W” và đường kháng cự được tạo bởi ít nhất là hai đỉnh hình chứ “M” . Khi giá đi vào mô hình Hình chữ nhật từ phía trên xuống, ta gọi đó là hình chữ nhật ở đáy.
Hướng phá vỡ mô hình hình chữ nhật ở đáy
Mô hình hình chữ nhật ở đáy phá vỡ xuống dưới khoảng 55% tổng thời gian
Mô hình hình chữ nhật ở đáy tiếp diễn xu hướng giảm
Nếu hình chữ nhật ở đáy tiếp diễn xu hướng giảm được hoàn thành với một thắng lợi cho người bán khi giá giảm qua đường thấp hơn BB, thì sự đảo chiều sẽ không tồn tại vì sự đột phá xuống dưới đường BB tái khẳng định xu hướng cơ bản. Trong trường hợp này, giai đoạn sideway liên quan đến sự hình thành của hình chữ nhật tạm thời chỉ làm gián đoạn thị trường xu hướng giảm và trở thành một hình mẫu tiếp diễn xu hướng. Những hình dạng như vậy còn được gọi là các hình mẫu tiếp diễn.
Trong giai đoạn mẫu hình đang hình thành, không có cách nào để biết trước về cách thức mà giá sẽ đột phá. Nên luôn luôn giả định rằng, xu hướng hiện tại đang tồn tại cho đến khi nó chứng minh được là đã bị đảo chiều. Nếu chúng ta trung thành áp dụng cách tiếp cận theo khối lượng giao dịch làm bằng chứng, có thể dự đoán sự đảo chiều có thể xảy ra nếu các chỉ số khác chỉ ra theo hướng đó. Tuy nhiên, Hình mẫu không bao giờ tự phân loại là một loại mẫu hình đảo chiều cho đến khi đảo chiều thực sự được phát tín hiệu.
Mức giảm/tăng sau phá vỡ của mô hình hình chữ nhật ở đáy
Và trung bình mức tăng tối đa trước khi giá có một đợt điều chỉnh 20% sau khi phá ngưỡng lên phía trên là 46%; còn khi phá ngưỡng xuống phía dưới thì con số này là 14%.
Mô hình hình chữ nhật ở đỉnh.
Đây là mô hình Hình chữ nhật xuất hiện ở đỉnh sau một thời gian tăng giá. Đường hỗ trợ được tạo ra bởi ít nhất là hai đáy hình chữ “W” và đường kháng cự được tạo bởi ít nhất là hai đỉnh hình chứ “M” . Khi giá vào mô hình từ phía dưới lên, nó gọi là hình chữ nhật ở đỉnh.
Hướng phá vỡ của mô hình hình chữ nhật ở đỉnh
Mô hình Hình chữ nhật ở đỉnh phá vỡ lên trên khoảng 68% tổng thời gian
Mô hình hình chữ nhật ở đỉnh tiếp diễn xu hướng tăng
Nếu hình chữ nhật ở đỉnh tiếp diễn xu hướng tăng được hoàn thành với một thắng lợi cho người mua khi giá đẩy qua đường cao hơn AA, thì sự đảo chiều sẽ không tồn tại vì sự đột phá trên AA tái khẳng định xu hướng cơ bản. Trong trường hợp này, giai đoạn khắc phục liên quan đến sự hình thành của hình chữ nhật tạm thời làm gián đoạn thị trường xu hướng tăng và trở thành một hình mẫu hợp nhất. Những hình dạng như vậy còn được gọi là các hình mẫu tiếp diễn.
Trong giai đoạn hình mẫu đang hình thành, không có cách nào để biết trước về cách thức mà giá sẽ đột phá. Nên luôn luôn giả định rằng, xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục cho đến khi nó được chứng minh là đã bị đảo chiều. Nếu chúng ta trung thành áp dụng cách tiếp cận theo khối lượng giao dịch làm bằng chứng, có thể dự đoán sự đảo chiều có thể xảy ra nếu các chỉ số khác chỉ ra theo hướng đó. Tuy nhiên, Hình mẫu không bao giờ tự phân loại là một loại mẫu hình đảo chiều cho đến khi đảo chiều thực sự được phát tín hiệu.
Mức tăng/giảm sau phá vỡ của mô hình hình chữ nhật ở đỉnh.
Và trung bình mức tăng tối đa trước khi giá có đợt điều chỉnh khoảng 20% sau khi phá vỡ lên phía trên là 39%; và con số này khi phá vỡ xuống phía dưới là 17% (theo Bulkowski, 2005).
Mục tiêu giá Mô hình Hình chữ nhật:
Theo phân tích kĩ thuật, mục tiêu giá ở mô hình này bằng đồ cao của mô hình cộng với giá phá vỡ. Tuy nhiên, Bulkowski (2008) dựa trên nghiên cứu của ông đã ghi nhận 4 công thức tính mục tiêu giá cho mô hình HÌNH CHỮ NHẬT.
-
Mô hình Hình chữ nhật ở đáy đảo chiều tăng giá:
Đỉnh của Hình chữ nhật + ((Đỉnh của Hình chữ nhật – đáy của Hình chữ nhật) x 85%)
-
Mô hình Hình chữ nhật ở đáy tiếp tục xu hướng giảm:
Đáy của Hình chữ nhật – (( Đỉnh của Hình chữ nhật – Đáy của Hình chữ nhật) x 50%)
-
Mô hình Hình chữ nhật ở đỉnh tiếp tục xu hướng tăng:
Đỉnh của Hình chữ nhật + ((Đỉnh của Hình chữ nhật – đáy của Hình chữ nhật) x 80%)
-
Mô hình Hình chữ nhật ở đỉnh đảo chiều giảm giá:
Đáy của Hình chữ nhật – (( Đỉnh của Hình chữ nhật – Đáy của Hình chữ nhật) x 63%)
Phương pháp giao dịch Mô hình Hình chữ nhật:
Vì sau khi giá thoát ra khỏi hình chữ nhật, nó có xu hướng quay lại kiểm tra đường hỗ trợ và đường kháng cự nên phương pháp giao dịch với mô hình này cũng đa dạng hơn. Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết dưới đây:
– Cách 1. Vào lệnh khi giá vừa bứt ra khỏi mô hình
Trường hợp này bạn vào lệnh ngay khi giá breakout khỏi hình chữ nhật. Cụ thể:
Khi giá vừa phá vỡ khu vực kháng cự để đi lên, ta đặt một lệnh mua hay long ngay tại điểm này. Điểm dừng lỗ nằm dưới đường kháng cự.
Ngay khi giá xuyên qua đường hỗ trợ đi xuống, ta đặt một lệnh bán hay short. Điểm dừng lỗ nằm trên đường hỗ trợ.
Lợi thế của việc giao dịch theo cách này là các nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên mức lời thu được lại không quá cao.
– Cách 2: Vào lệnh khi giá quay lại test 2 đường trendline
Khi giá bứt ra khỏi hình chữ nhật, sau đó quay lại retest đường kháng cự và hỗ trợ, chúng ta sẽ tham gia giao dịch. Cụ thể:
Khi giá phá vỡ đường kháng cự để đi lên, chúng ta chờ giá điều chỉnh lại đường kháng cự thì đặt một lệnh mua hay long ngay tại điểm này. Điểm dừng lỗ nằm dưới đường kháng cự.
Ngay khi giá xuyên qua đường hỗ trợ đi xuống, chúng ta chờ giá điều chỉnh lại đường hỗ trợ thì đặt một lệnh bán hay short. Điểm dừng lỗ nằm trên đường hỗ trợ.
Trái ngược với phương pháp 1, điểm vào lệnh theo cách này được cho là tốt hơn. Nhưng giao dịch với cách 2 có thể khiến trader bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không quay lại retest mà tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu luôn.