Tổng quan về kiếm tiền online
Người Việt mình làm cái gì cũng thích có tiền ngay và luôn…cho nên mấy cái kiến thức kinh nghiệm tổng hợp ở đây có vẻ rất là vớ vẩn. Tuy nhiên dưới góc nhìn của mình thì những kiến thức tổng hợp này rất quan trọng. Nó giúp bạn có cái nhìn tổng thể về những cách kiếm tiền online hiện nay. Kiếm tiền online không phải có ngay trong 1 – 2 tuần hay tháng như bạn thấy người ta quảng cáo đâu!
Video tổng quan về kiếm tiến online
1. Kiếm tiền online có dễ dàng không?
Nếu như đây đang là những năm 1997-2002 thì mình có thể đảm bảo với bạn rằng kiếm tiền online quá dễ dàng. Các cao thủ có thể kiếm 5000- 20.000 usd/tháng thậm chí 50k usd/tháng.
Hiện tại thì sao? Đây là giai đoạn mà mức độ cạnh tranh đang gay gắt ở mọi hình thức kiếm tiền online. Bạn đừng vội tin vào các bằng chứng kiếm tiền, các cao thủ không có thời gian ngồi đó để đi khoe tài khoản tiền đô cho bạn đâu. Thay vì đi show hàng và chém gió với bạn, họ dành thời gian đó để kiếm tiền sẽ tốt hơn nhiều. Những người dạy kiếm tiền online vì họ không phải là siêu sao kiếm tiền online nên đành phải đi dạy các bạn để kiếm tiền.
2. Có những hình thức kiếm tiền nào?
Hiện nay có rất nhiều cách, hoặc phương pháp kiếm tiền online khác nhau. Đi kèm đó có rất nhiều hình thức uy tín, có tiềm năng cao nhưng cũng không ít những hình thức lừa đảo, trục lợi, lợi dụng lòng tin của những người mới.
Những người bị lừa đảo chủ yếu là những người có ít kiến thức về công nghệ, còn xa lạ với marketing online. Vậy có bao nhiêu cách kiếm tiền online đang có trên mạng hiện nay.
- Kiếm tiền online với PPC (Paid to click): kiếm tiền bằng click vào quảng cáo
- Kiếm tiền online với PTS(Paid to Surf): lướt web xem quảng cáo
- Kiếm tiền online với PTU (Paid to Upload): upload file, tài liệu, hình ảnh để kiếm tiền.
- Kiếm tiền online với xem video, đọc bài quảng cáo hoặc email quảng cáo để lấy thù lao
- Kiếm tiền online với Affiliate Marketing: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng kiếm hoa hồng
- Kiếm tiền từ chứng khoán online, forex, nhị phân: mua bán chứng khoán, ngoại tệ online kiếm lời
- Kiếm tiền với Trade Cryptocurrency (Trade Coin): mua bán tiền kỹ thuật số trên các sàn giao dịch để kiếm lời (tương tự như chứng khoán).
- Kiếm tiền với việc làm Freelancer: nhận các công việc trên các website freelancer để lấy thù lao.
- Kiếm tiền trên mạng với ứng dụng điện thoại: tải các ứng dụng điện thoại và giới thiệu ứng dụng cho bạn bè để lấy thù lao.
- Kiếm tiền trên mạng với T-shirt Business: đại loại là bạn tìm mẫu áo thun, tạo thiết kế các hình trên áo, rồi quảng cáo để bán nó. Bạn không phải sản xuất hay mua chúng, bạn chỉ tạo thiết kế hoa văn riêng và quảng cáo cho mẫu áo bạn chọn, các việc còn lại sẽ do website cung cấp nền tảng lo.
- Fulfillment By Amazon và Dropshipping: Dropshipping là 1 hình thức bán hàng trung gian. Công việc của bạn đi tìm kiếm khách hàng trên các trang thương mại điện tử (ví dụ bạn là seller trên amazon, ebay,…) hoặc bạn tự tạo ra website để quảng bá sản phẩm, và bạn không có sẵn hàng hóa.
- Kiếm tiền online từ youtube: Bạn tạo ra kênh trên youtube và tạo ra các video trên kênh của mình để kiếm tiền bằng quảng cáo và tiền từ google trả cho bạn.
- Kiếm tiền online bằng google adsense: Bạn tạo một website hoặc blog mà có lượng truy cập lớn và đăng ký google adsense để google trả tiền cho bạn vì họ đã cho quảng cáo hiện thị lên website hoặc blog của bạn.
- Kiếm tiền online từ những mạng xã hội trả tiền.
- Kiếm tiền online từ các chương trình airdrop và bounty của các ICO của các dự án tiền kỹ thuật số.
- Kiếm tiền online bằng việc đầu tư máy đào coin.
- kiếm tiền online bằng việc mua các ICO của các dự án tiền kỹ thuật số chờ lên sàn bán.
- Ngoài ra, còn một số hình thức khác như gõ capcha, rút gọn link, đầu tư vào các website trả lãi ngày (Hyipt), đầu tư vào các dự án đào coin online…
Các hình thức kiếm tiền không nên tham gia
Mình khuyến nghị các bạn không nên tham gia các hình thức kiếm tiền sau:
- Kiếm tiền online với PPC (Paid to click): kiếm tiền bằng click vào quảng cáo
- Kiếm tiền online với PTS(Paid to Surf): lướt web xem quảng cáo
- Kiếm tiền online với PTU (Paid to Upload): upload file, tài liệu, hình ảnh để kiếm tiền.
- Kiếm tiền online với xem video, đọc bài quảng cáo hoặc email quảng cáo để lấy thù lao
- Kiếm tiền từ chứng khoán online, forex, giao dịch nhị phân (binary option)
- Một số hình thức khác không nên tham gia: gõ capcha, đầu tư vào các website trả lãi ngày
Các trường hợp trên không nên làm vì mức thu lời thấp, rủi ro cao, nó không giúp gì cho chuyên môn, tương lai của bạn. Trường hợp 5-6, vì loại này phần nhiều cần đầu tư tiền bạc, kiến thức để gia nhập khó hiểu và lừa đảo cũng rất nhiều.
Cẩn thận với lừa đảo online
Việt Nam ta là các nôi sản sinh ra nhiều đại sư phụ lừa đảo online hay super cheaters (dân quốc tế gọi là scamers) khiến thế giới phải run sợ và nhiều công ty không dám làm ăn với Việt Nam. Do vậy các bạn nên hết sức cẩn thận.
Cẩn thận khi phải đầu tư mua cái gì đó online, tốt hơn là xem xét các bản đánh giá (review) có sẵn online, thậm chí các scammers còn tạo các fake (giả) reviews online. Hiên nay, xuất hiện các website khi bạn vào thì sẽ bị nhiễm virus đào coin, nó biến máy bạn thành công cụ đào coin cho họ và khiến máy bạn bị đơ, chậm.
Cẩn thận với các khóa học kiếm tiền online với lời hứa kiếm được nhiều tiền, đa phần các giảng viên hay phóng đại quá mức hiệu quả kiếm tiền. Đôi khi các khóa học, ebook, software là 100% nhưng nó không hiệu quả làm cho bạn tốt thời gian, công sức, tiền bạc.
Những cách giúp bạn giảm thiểu rủi ro:
Hay sử dụng google authentication để kích hoạt mật khẩu 2 lớp tất cả email do bạn quản lý.
Dùng gmail sẽ tốt hơn yahoo (gmail chống spam, bảo mật tốt hơn yahoo).
Ưu tiên thanh toán bằng paypal hơn là thẻ tín dụng, nếu phải thanh toán thẻ tín dụng thì chỉ duy trì hạn mức tối thiểu trong thẻ (đừng dư quá nhiều tiền trong thẻ).
Tạo ra mật khẩu nhiều ký tự khác nhau, có ký tự đặc biệt, số, chữ hoa và chữ thường.
Để phòng ngừa quên mật khẩu thì tạo ra 1 file chứa mật khẩu lưu trên google drive và bảo mật file đó. Bạn cũng có thể sử dụng lastpass để quản lý mật khẩu.
Nếu như bạn mua tên miền ở Godaddy chẳng hạn thì bạn cần bật mật khẩu 2 lớp (mỗi khi đăng nhập thì phải có mã đăng nhập do Godaddy gửi từ điện thoại). Ngay cả điện thoại đi động bạn cũng phải bật mật khẩu, bạn nhớ đi đăng ký thuê bao tên của bạn với nhà mạng nhé. Như vậy là bạn đã thiết lập chế độ phòng thủ tương đối tốt để chống lại sự xâm nhập của các hacker, kẻ xấu.